Phong cách tân cổ điển đã và đang trở thành xu thế trên thế giới. Theo giới chuyên môn, những kiểu kiến trúc được xây dựng theo phong cách này nhận được sự đón nhận của giới thượng lưu. Và ở Việt Nam, phong cách này cũng rất được ưa chuộng. Vậy tại sao nó lại được yêu thích như vậy ?

Trước tiên, hãy cùng Kênh Nội Thất tìm hiểu xem phong cách tân cổ điển là gì, nguồn gốc của nó bắt đầu từ đâu, nó có những đặc trưng như thế nào? So với phong cách cổ điển thì tân cổ điển có ưu và nhược điểm gì nhé !
1. Phong cách tân cổ điển là gì ?
Phong cách tân cổ điển là một phong cách kiến trúc do trào lưu tân cổ điển tạo ra, bắt đầu vào giữa thế kỷ 18. Nó thuần túy là sự kết hợp chủ yếu giữa kiến trúc cổ đại Hy Lạp, các nguyên tắc kiến trúc của Vitruvius và phong cách của kiến trúc sư người Ý Andrea Palladio. Phong cách này chỉ dành cho những phong cách kiến trúc bắt đầu từ thế kỉ thứ 19 đến nay.

Kiến trúc cổ đại Hy Lạp, các nguyên tắc kiến trúc của Vitruvius và phong cách của kiến trúc sư người Ý Andrea Palladio
2. Nguồn gốc của phong cách tân cổ điển
Chủ nghĩa Tân cổ điển được bắt đầu ở Pháp và nhanh chóng phát triển mạnh mẽ ở Hoa Kỳ và châu Âu với hàng loạt các cung điện, trụ sở, bảo tàng, thư viện, trường học được xây dựng theo lối kiến trúc này. Tại Nga, thành phố St. Petersburg đã biến thành bộ sưu tập các tòa nhà Tân cổ điển, không hề kém cạnh các tòa nhà được xây tại Pháp hay Anh. Giải thích cho sự hồi sinh này phải kể đến công cuộc khảo cổ học và khám phá lại kiến trúc cổ được quan tâm nhiều hơn từ đầu thế kỷ 18, một phần được thúc đẩy bởi cuộc khai quật tại Pompeii, Ý và Herculaneum, Hy Lạp.

Nhà Trắng được xây dựng năm 1788, với nét kiến trúc mang đậm phong cách tân cổ điển
Cho tới những năm đầu thế kỷ 20, Tân cổ điển được chuyển sang thêm một giai đoạn mới được gọi là “Hồi sinh cổ điển” – Classical Revival, sử dụng ít các yếu tố cổ điển hơn, bề ngoài ít nghiêm trọng và bỏ bớt những phần nặng trang trí hơn. Trong lịch sử, Việt Nam đã từng là thuộc địa của Pháp trong gần một trăm năm, Kiến trúc Pháp cuối thế kỷ 19 thịnh hành với chủ nghĩa Tân cổ điển cũng bắt đầu từ đây du nhập vào nước ta.

Thiết kế tân cổ điển thời mới du nhập vào Việt Nam
Giai đoạn sau Giải phóng và thống nhất đất nước, một lượng lớn “du học sinh”, “nghiên cứu sinh” có cơ hội được sang Nga, các nước Đông Âu hay Hoa Kỳ rồi trở về xây dựng, theo ý kiến chủ quan thì đây có lẽ là lý do chính mà Tân cổ điển được thịnh hành trở lại sau Đổi mới.

Nhà hát lớn Hà Nội, công trình kiến trúc mang phong cách tân cổ điển vẫn còn trường tồn đến ngày nay
Ngày nay, phong cách này đang phát triển vô cùng mạnh mẽ tại Việt Nam. Ta có thể dễ dàng bắt gặp những căn nhà hay biệt thự ứng dụng phong cách này, một nét gì đó rất sang trọng và riêng biệt.
3. Đặc trưng của phong cách tân cổ điển
Vẻ đẹp vượt thời gian
Vì mang nét cổ điển pha trộn hiện đại, những ngôi nhà xây dựng và trang trí nội thất theo phong cách này điển có xu hướng trường tồn theo thời gian và không bị lỗi thời.

Tinh tế nhưng không cầu kỳ
Ranh giới giữa cầu kỳ và tinh tế là rất mỏng manh. Để có được sự tinh tế thì đôi khi cần rất nhiều sự tỉ mỉ cũng như cầu kỳ trong đó. Nhưng sự tinh tế trong phong cách tân cổ điển lại khác, nó tập trung nhẹ nhàng vào sự phối hợp giữa các mặt phẳng, các chi tiết nội thất trong căn nhà làm sao cho hài hòa, thông minh và tinh tế nhất.

Một phòng ăn được bố trí hài hòa từ tường, cửa, bóng đèn, bộ bàn ghế cho đến những chi tiết nội thất nhỏ khác
Màu sắc luôn toát lên vẻ sang trọng

Màu sắc của nội thất luôn được chú trọng, bởi đó chính là yếu tố tạo nên sự sang trọng cho căn nhà trang trí theo phong cách này. Thông thường, gia chủ sẽ chọn những màu sắc nội thất phù hợp với màu tường.
Nhu cầu sử dụng đa dạng

Nội thất tân cổ điển dễ dàng thích hợp với nhiều kiểu không gian, giúp phá vỡ tính đơn điệu, tăng thêm sự thẩm mỹ cho căn nhà. Và có một điều là nội thất cho phong cách này đòi hỏi gia chủ có điều kiện về tài chính.
Chi phí cao
Việc đòi hỏi những tiêu chí về nội thất cao khiến cho chi phí thiết kế nội thất tân cổ điển là không hề rẻ. Những chi tiết sang trọng đòi hỏi sự cầu kỳ trong việc chọn lựa và đa số được làm từ gỗ tự nhiên. Đó là lý do dù nó đem lại thẩm mỹ cực cao cho các ngôi nhà nhưng không phải ai cũng đủ kiều kiện đi theo phong cách thiết kế này.
Cần sự sắp xếp hợp lý
Vì lối kiến trúc này cần sự sắp xếp hài hòa mọi thứ trong căn nhà, nếu không cẩn thận, không có sự đầu tư sẽ khiến ngôi nhà của bạn bị rườm rà

4. Nội thất tân cổ điển phù hợp với đối tượng nào
Thực tế, đây là một phong cách đặc biệt. Để theo đuổi phong cách này, đối tượng phải là những người có sự đam mê về nghệ thuật, cũng như có khiếu thẩm mỹ. Kiến trúc tân cổ điển được sử dụng nhiều để xây dựng biệt thự. Vì nội thất và thiết kế cho phong cách này đòi hỏi bạn phải có hầu bao lớn, nên muốn đầu tư thì phải là những người có địa vị và mạnh về tài chính.

Căn biệt tự 3 tầng được xây dựng theo phong cách này ở Nam Định
5. Sự khác nhau giữa phong cách tân cổ điển và cổ điển
Phong cách cổ điển, dễ dàng nhận thấy phong cách cổ điển có nhiều đường nét tinh xảo, hoa văn bay bổng tỉ mỉ bắt mắt. Mật độ và bố cục nội thất trang trí hoa văn này được xuất hiện đều đặn trong những căn phòng theo đôi mắt thẩm mỹ của kiến trúc sư dày dặn kinh nghiệm.

Còn về phong cách tân cổ điển, nó thích hợp với nhiều loại hình không gian khác nhau. Vẻ đẹp của biệt thự tân cổ điển là cách pha trộn theo một tỉ lệ hoàn hảo gợi lên cảm hứng và sự sang trọng quyền quý cho không gian. Hoa văn trang trí phong cách tân cổ điển không nhiều và dày đặc, nó có sự kết hợp nhẹ nhàng nhưng cũng không kém phần tiện nghi, hiện đại. Về màu sắc, vẫn lựa chọn những gam màu như trắng, be, vàng, nhưng hạn chế những màu gam tối của phong cách cổ điển. Chính vì sự khác nhau cơ bản này mà phong cách tân cổ điển là phong cách được quan tâm nhiều hơn.

Có lẽ với những điều ở trên, mà phong cách tân cổ điển được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là những người thuộc giới thượng lưu. Tuy nhiên, bạn cần phải lên ý tưởng, lựa chọn đồ đạc, sắp xếp chúng thật kỹ cũng như am hiểu về phong cách này, để xây dựng cho riêng mình một ngôi nhà phong cách tân cổ điển thật sang trọng và quý phái đúng với ý nghĩa của nó.
Xem thêm những nội dung hay tại Kênh Nội Thất để cập nhật những kiến thức, ý tưởng làm nhà mới.