Là loại vật liệu mới trong lĩnh vực nội thất, ván gỗ HDF dần ghi tên mình vào danh sách các loại vật liệu nội thất cao cấp bởi những đặc điểm có phần vượt trội so với các loại vật liệu khác trong cùng phân khúc, trong đó có cả gỗ tự nhiên.

Để giải thích rõ hơn về vấn đề này, bạn hãy cùng Kênh Nội Thất đi sâu vào tìm hiểu vật liệu ván gỗ HDF trong lĩnh thực sản xuất nội thất may đo nhé.
Giải thích ván gỗ HDF, đặc điểm của loại vật liệu này
HDF (High Density Fiberboard), hay còn gọi là ván gỗ mật độ dày. Là loại ván gỗ công nghiệp được cấu tạo có phần tương đồng với ván MDF,. Bao gồm bột gỗ được trộn với keo và ép dưới nhiệt độ cao. Chúng thường được sử dụng trong sản xuất nội thất may đo.
“Nội thất may đo là những món đồ nội thất được thiết kế và sản xuất riêng dành cho các dự án nhà ở. Mục đích nhằm phù hợp với diện tích và mục đích sử dụng”
Một số các ưu điểm tuyệt vời mà ván gỗ HDF mang lại khi sử dụng đó là:
- Độ cứng cao,
- Cực kỳ bền, hạn chế tác động cảu chất hóa học
- Khả năng chống ẩm vượt trội
- Cách âm tốt
- Khắc phục được những yếu điểm của loại gỗ tự nhiên, đó là khả năng cong vênh.
So sánh với các loại vật liệu khác đang có mặt trên thị trường
Khi đặt lên bàn cân để so sánh với các loại vật liệu nội thất khác hiện nay, ván gỗ HDF dễ dàng leo lên vị trí dẫn đầu. Không chỉ bởi vì những ưu điểm nổi trội, mà nó còn hạn chế các yếu điểm của các loại vật liệu cao cấp khác.

So sánh HDF với MFC, MDF:
Cốt gỗ mịn hơn, bề mặt mịn, dễ dàng thi công dán bề mặt. Trọng lượng nặng hơn do cấu tạo lõi dày. Độ cứng cao, bền hơn. Điểm trừ của loại vật liệu HDF đó là giá thành. HDF có giá thành cao từ 20-40% so với MDF.
Ván gỗ HDF cũng yêu cầu thợ thi công phải có tay nghề cao sản xuất. Thời gian sản xuất lâu hơn do trải qua nhiều công đoạn.
So sánh HDF – Gỗ tự nhiên:
HDF có trọng lượng nhẹ hơn gỗ tự nhiên, tuy nhiên lại có độ cứng tương đồng. Gỗ tự nhiên có yếu điểm dễ bị cong vênh trong một số các trường hợp, trong khi đó với ván gỗ HDF, khách hàng có thể an tâm về vấn đề này.
Gỗ tự nhiên nếu không được xử lý đúng cách trong quá trình sản xuất sẽ khiến cốt gỗ bị ẩm, lâu dần sẽ dẫn đến việc hư gỗ, bạc màu. Còn đối với ván gỗ HDF, do trải qua quá trình sản xuất nghiêm ngặt cùng nhiều công đoạn, HDF có khả năng chống thấm nước với chuẩn cực cao (đặc biệt là HDF lõi đen), đồng thời bề mặt HDF cũng có khả năng hạn chế sự tác động của các chất hóa học khiến cốt gỗ bền bỉ trong quá trình sử dụng lâu dài.
Công năng, ứng dụng của ván gỗ HDF
Trong nội thất may đo dành cho các công trình dân dụng, ván HDF có thể được sử dụng cho hầu hết các không gian bên trong mái ấm nhà bạn. Trong đó phải nói đến thi công cánh cửa nhờ khả năng cách âm cực tốt của loại vật liệu này.
Ngoài ra, ván gỗ HDF có thể ứng dụng từ bàn ăn, tủ quần áo, giường ngủ, bàn làm việc. Đặc biệt là tủ bếp hoặc bồn rửa bởi vật liệu HDF lõi đen có khả năng kháng nước cực kỳ vượt trội.

Tuy có giá thành tương đối cao do là vật liệu cao cấp, song đây vẫn là một sự lựa chọn tốt đối với những gì mà nó mang lại. Đặc biệt là khi được phủ lớp Laminate.
Tại sao HDF lại có giá thành cao và được xếp vào danh sách các loại vật liệu nội thất cao cấp?
Như đã đề cập bên trên, ván gỗ HDF mang đến những ưu điểm nổi trội và khắc phục đi nhiều những hạn chế của các loại vật liệu khác. Bề mặt và cảm giác khi sờ vào tấm ván HDF cũng cho cảm nhận tốt hơn với độ hoàn thiện cao, bề mặt mềm mịn và độ chắc chắn khi sử dụng.
Hơn thế nữa, ván gỗ HDF còn có thể kết hợp với nhiều loại lớp phủ khác nhau, tạo nên sự đa dạng. Biến HDF trở nên dễ dàng lựa chọn và sử dụng hơn trong những dự án nội thất yêu cầu sự cao cấp, sang trọng. Các loại lớp phủ có thể đi cùng với ván HDF (Sắp xếp theo giá thành) gồm có Melamine, Acrylic, Laminate, Veneer, Sơn 2k.
Nếu các bạn có nhu cầu thi công nội thất gỗ HDF, có thể tham khảo thêm tại Website Nội Thất JAMA: jamadecor.vn hoặc liên hệ Hotline: 07 056 23456 để được tư vấn và thiết kế miễn phí